Tập đi xe đạp là trải nghiệm không thể nào quên. Ngay từ giây phút biết điều khiển chiếc xe của mình, thế giới trước mắt bạn trở nên vô cùng rộng lớn, kỳ diệu và đầy những chuyến phiêu lưu. Bạn có lẽ cũng vẫn còn nhớ những cảm xúc đó, và chắc chắn, bạn muốn bé yêu của mình cũng được trải nghiệm chúng.

Dạy cho bé tập đạp xe hai bánh là một quá trình khá đặc biệt. Với những hiểu biết đầy đủ, dụng cụ phù hợp và phương pháp tiếp cận đúng cách, bạn có thể tạo ra một kỷ niệm mà cả bạn và bé yêu đều sẽ nhớ mãi đến sau này.

Bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết để giúp bé yêu của mình chuyển đổi dễ dàng từ chiếc xe đạp với bánh phụ lên một chiếc xe đạp trẻ em hai bánh thực thụ.

Bạn sẽ cần đến

Một chiếc xe đạp tốt

Là cha mẹ, chúng ta đều muốn điều tốt nhất cho con yêu của mình: Một chiếc xe đảm bảo an toàn, thoải mái, đáng tin cậy và dễ dàng sử dụng với một mức giá hợp lý. Đó là một số yếu tố mà bạn nên chú ý khi lựa chọn xe cho bé. Bạn chưa rõ nên mua một chiếc xe đạp trẻ em tốt ở đâu? Trek chính là nơi bạn cần đến.

XE ĐẠP TRẺ EM →

Nón bảo hiểm đúng cỡ

Nón bảo hiểm là phụ kiện quan trọng nhất đối với bất cứ ai đạp xe, trẻ em cũng vậy. Các dòng nón bảo hiểm trẻ em từ Bontrager với kiểu dáng bắt mắt, thoải mái và nhiều công nghệ giúp bé thoải mái khi sử dụng cũng như bảo vệ bé tốt nhất.

NÓN BẢO HIỂM TRẺ EM →

Đèn xe

Sử dụng đèn xe bất cứ khi nào bạn cho bé đạp xe, kể cả ban ngày, là một cách hữu hiệu để giảm nguy cơ tai nạn lên đến 25%. Và thêm nữa, có em bé nào lại không thích một chiếc xe có đèn cơ chứ?!

ĐÈN XE ĐẠP →

Dụng cụ tháo bàn đạp

Đây là dụng cụ bạn cần trong quá trình giúp bé tập đạp xe (bạn sẽ hiểu tại sao bạn cần ở bài viết phía dưới). Nếu không có loại chuyên dụng như ở các cửa hàng xe đạp, bạn có thể dụng loại cờ lê 15mm. Lưu ý: Nới lỏng bàn đạp bên trái bằng cách quay theo chiều kim đồng hồ, và nới lỏng bàn đạp bên phải theo ngược chiều kim đồng hồ, quy tắc này áp dụng trên hầu hết mọi chiếc xe đạp.

 

Bước 1: Chuẩn bị xe

Đầu tiên, hãy tháo bánh phụ ra – bạn có thể sẽ cần đến cờ lê để mở, tùy theo loại bánh phụ đang sử dụng trên xe. Một khi đã tháo được bánh phụ ra, bạn sẽ cần dùng đến dụng cụ mở bàn đạp chúng ta có nhắc đến bên trên, hãy tháo bàn đạp ra (tạm thời thôi), để bé có thể tập trung vào việc giữ thăng bằng. Hãy nhớ: Bàn đạp bên phải (phía có sên xe) mở ngược chiều kim đồng hồ, còn bàn đạp bên trái mở theo chiều kim đồng hồ. Khi gắn bàn đạp vào lại, bạn làm ngược lại quá trình này.

Sau khi đã tháo bàn đạp ra khỏi xe, hãy hạ thấp yên để chân bé có thể chạm đất khi bé ngồi trên yên. Yên xe thấp giúp bé tự tin hơn để giữ thăng bằng.

 

Bước 2: Lướt thôi!

Bây giờ, khi bàn đạp đã tháo ra và yên xe đã được hạ xuống, bé đã sẵn sàng để thử lướt đi bằng cách giữ thăng bằng. Bé có thể bắt đầu chậm, tuy nhiên đừng hối thúc bé, chỉ một lúc thôi, khi đã quen với việc giữ thăng bằng, bé sẽ tự động đẩy nhanh hơn và tách chân khỏi mặt đất.

Lựa chọn địa hình cho bé tập khá quan trọng: trừ khi xe của bé có trang bị thắng tay, việc bạn tháo bàn đạp ra khỏi xe cũng khiến bé không thể thắng xe lại được (với loại xe dùng thắng chân coaster brake). Vậy nên, hãy chọn khu vực địa hình bằng phẳng. Lý tưởng nhất là trong công viên, với đường tập đạp ở giữa và cỏ mọc hai bên. Nếu bé bắt đầu mất thăng bằng hay tự tin, bé có thể lái xe vào vùng cỏ mềm. Té trên cỏ thì an toàn hơn té trên đường nhựa nhiều.

Hãy nhớ, bé trượt (scoot) càng nhanh, thì bé càng giữ thăng bằng tốt. Khi bé đã quen với việc giữ thăng bằng, bạn có thể lắp bàn đạp vào lại và sẵn sàng cho bé tập đạp với bàn đạp.

 

Bước 3: Đến lúc làm quen với bàn đạp

Khi đã gắn bàn đạp vào lại, bé sẽ bắt đầu trải nghiệm việc “đạp xe” thực thụ là như thế nào. Sẽ mất một chút thời gian luyện tập và kiên nhẫn, vậy nên hãy nhớ chọn khu vực cho bé tập có địa hình an toàn khi té nhé. Bạn có thể giúp bé một chút bằng cách giữ phía sau yên và đẩy nhẹ, đồng thời cổ vũ bé đạp nhanh hơn trong khi bạn chạy theo bên cạnh. Hãy nhớ: Tốc độ = Thăng bằng

Trên tất cả, hãy nhớ giữ thái độ vui vẻ & tích cực. Sẽ có một số cú té ngã và nản chí, nhưng sớm thôi, bạn và bé sẽ có thể đạp xe cùng với nhau rồi.

Lời khuyên cuối cùng của chúng tôi là hãy đặt toàn tâm trí của bạn vào hành trình đầu đời này với bé. Đây là trải nghiệm chỉ có một lần trong đời, và đây sẽ là kỷ niệm đi cùng suốt quãng đời còn lại của bé. Hãy cùng bé vui vẻ và tận hưởng!